Làm thế nào để xử lý tình trạng chuột rút nhanh chóng

Ngày đăng 05/06/2020 13:58

Tin liên quan

Khi bị lạnh hoặc hoạt động quá sức hoặc thiếu khoáng chất (canxi, magie…) sẽ dẫn đến tình trạng cơ bị co thắt đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt khiến cho người bệnh không thể cử động được, đó chính là tình trạng bị chuột rút. 

lam-the-nao-de-xu-ly-tinh-trang-chuot-rut-nhanh-chong

Làm thế nào để xử lý tình trạng chuột rút nhanh chóng

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân bị chuột rút, có thể do cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi gây mất muối; Do rối loạn chức năng thần kinh thực vật; Do phải vận động, làm việc nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ; Do ăn uống tiếu chất do thiếu Canxi, magie, kali, natri…; Do thiếu nước, uống không đủ lượng nước mỗi ngày.

lam-the-nao-de-xu-ly-tinh-trang-chuot-rut-nhanh-chong-1

Với người đang tập luyện, vận động, là do không khởi động, làm ấm cơ thể và cơ bắp trước khi tập luyện. Những người tập luyện cần ghi nhớ khởi động 10 phút trước khi tập và thả lỏng cơ bắp sau mỗi bài tập để tránh bị chuột rút.
Những người dễ bị chuột rút:

Những người thường hay bị chứng chuột rút bao gồm  phụ nữ mang thai, vận động viên bơi lội, thể thao, leo núi; người hay phải leo cầu thàng, người tập luyện, lao động, dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối… đều là những đối tượng rất dễ bị chuột rút.

lam-the-nao-de-xu-ly-tinh-trang-chuot-rut-nhanh-chong-2

Bệnh thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục; đặc biệt là khi đau mỏ, khát nước.

Những người sử dụng các loại thuốc chữa bệnh như prednison. Statin, thuốc lợi tiểu làm giảm Kali và magie cũng là nguyên nhân gây nên chuột rút.

lam-the-nao-de-xu-ly-tinh-trang-chuot-rut-nhanh-chong-3

Cách xử lý khi bị chuột rút

-    Kéo căng: Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân không bị chuột rút, đưa chân bị chuột rút về phía trước, đầu gối hơi cong, ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút, giữ trong 20 – 30 giây.

-    Chích lể cơ bắp: Dùng một cây kim tiêm chưa sử dụng chích vào chỗ bị chuột rút. Phương pháp này thường áp dụng cho các vận động viên.

lam-the-nao-de-xu-ly-tinh-trang-chuot-rut-nhanh-chong-4

-    Xoa bóp: Xoa bóp hoặc vuốt nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút giúp cho vùng da ấm lên, làm giảm sự căng cơ. Cũng có thể sử dụng dụng cụ là con lăn massage hoặc dùng bóng tennis.

Có thể day bấm huyệt Thừa Sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc để xử lý chuột rút.

Làm ấm: Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai thủy tinh đựng nước ấm áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt làm cho máu lưu thông tốt hơn. Có thể tắm nước ấm cũng là một cách làm giảm cơn đau và căng cơ do chuột rút.

lam-the-nao-de-xu-ly-tinh-trang-chuot-rut-nhanh-chong-5

Uốn cong ngón chân: Nắm bàn chân và các ngón chân rồi kéo cong hết cỡ, sẽ rất đau nhưng cơn chuột rút sẽ nhanh chóng qua mau. Đây có thể được coi là cách dễ nhất để xử lý chuột rút.

Đi chân trần: Khi bị chuột rút, bạn hãy đi chân trần trên sàn nhà, ngón chân tì xuống àn, kéo thật căng ngón chân sẽ giúp lưu thông máu và giảm chuột rút.

Các bạn cũng có thể sử dụng máy massage chân hoặc ghế massage chân để tăng cường khả năng lưu thông máu, hạn chế chuột rút.

lam-the-nao-de-xu-ly-tinh-trang-chuot-rut-nhanh-chong-6

Tóm lại, chuột rút không kéo dài, cũng không gay nguy hiểm. Nhưng nếu đang lái xe; đang bơi lội dưới nước hay đang điều khiển máy móc mà bị chuột rút thì có thể gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bị chuột rút thường xuyên thì bạn nên đi khám bệnh, xét nghiệm để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

 

Tags : Tránh chuột rút khi chạy bộ như thế nào?Phải làm sao khi chạy bộ với máy chạy bộ điện bị đau bụng.