Sự khác biệt giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp?

Ngày đăng 27/06/2023 15:14

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp đều là những bệnh lý xương khớp tương đối phổ biến. Do có những triệu chứng tương đồng mà nhiều người nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích giúp hiểu được Sự khác biệt giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp nhé.

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là gì ?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, phát sinh khi hệ thống miễn dịch nhận diện nhầm và tấn công các khớp. Còn thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn dần theo thời gian, dẫn tới suy giảm chức năng của bộ phận này.

Cả hai bệnh trên đều là những vấn đề sức khỏe riêng biệt. Điểm chung của chúng là đều gây tổn thương khớp, dẫn tới các dấu hiệu như: Đau nhức, sưng tấy ở khu vực quanh khớp, hạn chế vận động… khiền nhiều người hiểu nhầm là một hoặc nhầm lẫn giữa hai bệnh.

Phân biệt qua triệu chứng

Thoái hóa khớp

trieu-chung-thoai-hoa-khop

- Các triệu chứng không lan rộng ra khắp cơ thể như đối với viêm khớp dạng thấp. Thay vào đó chỉ tập trung ở một khu vực cụ thể. Các biểu hiện cũng không có tính đối xứng.

- Người bệnh bị đau và tế ngứa tại các bộ phận có khớp bị thoái hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do gai xương hình thành cũng như chèn ép dây thần kinh ở xung quanh.

- Khớp bị căng cứng, gây cả trở nhiều đến hoạt động, bao gồm các các động tác đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.

- Đầu gối là bộ phận thường bị thoái hóa trước tiên và nhanh nhất.

Viêm khớp dạng thấp

trieu-chung-viem-khop-dang-thap

- Không chỉ 1 khớp mà toàn bộ cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng.

- Triệu chứng có tính đối xứng, ví dụ, người bệnh bị đau ở khớp cổ tay thì sẽ xuất hiện ở cả hai bên.

- Bị sốt nhẹ, nhất là trẻ nhỏ.

- Đau nhức toàn thân khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu.

- Có nốt sần cứng, còn gọi là nốt thấp hoặc hạt ở bên dưới da, quanh các khớp.

- Các khớp nhỏ dễ bị ảnh hưởng nhất, điển hình là khớp ngón tay. Khi bệnh nặng thì sẽ lan sang các khớp lớn hơn ở vai, mắt cấ chân, đầu gối…

Điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Do là bệnh tự miễn nên người bị viêm khớp dạng thấp sẽ được các bác sĩ tâp trung vào kiểm soát tốt và đẩy lui các triệu chứng của bệnh, nhất là tình trạng đau nhức; Ngăn ngừa bệnh phát triển nghiêm trọng, gây ra tổn thương nặng đến các khớp xương, mô mềm ở xung quanh. Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng viêm, giảm đau; Ngoài ra là xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, bao gồm cả tập luyện thể dục phù hợp và ăn uống khoa học, kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể.

Đối với người bệnh thoái hóa khớp, sụn khớp bị bào mòn cùng với thời gian. Thoái hóa là tất yếu và thường xuất hiện khi con người bước vào độ tuổi 40 trở đi. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng phổ biến hơn cả vẫn là Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu.

Phục hồi chức năng hiệu quả hơn với máy vật lý trị liệu.