Sau khi thực hiện vận động quá sức hoặc ngồi sai tư thế trong một thời gian dài, người bệnh khi hít thở sẽ cảm thấy đau nhói phần sườn trái, khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, phần sườn bên trái là vị trí của rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi, thận trái, lá lách, dạ dày,.... Vì vậy, khi bị đau đớn ở vị trí này nhiều người sẽ cảm thấy rất hoang mang và lo sợ, trong bài viết này ta sẽ cùng điểm qua những căn bệnh có thể gây nên cảm giác đau đớn ở sườn bên trái khi hít thở .
Hít thở sâu bị đau sườn trái là làm sao?
Đau sườn trái có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng bên cạnh của hội chứng này thường bao gồm đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu,…. Nguyên nhân của hội chứng này chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên bệnh có thể nặng hơn nếu người bệnh không nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên để cơ thể chịu quá nhiều căng thẳng, ăn thực phẩm nhiễm khuẩn hoắc sự thay đổi bất ngờ khiến đường ruột không thể thích nghi có cũng có thể dẫn đến hội chứng này.
Các bệnh liên quan đến đường ruột như viêm đường tiêu hóa, viêm loét đại tràng,… có thể dẫn đến những triệu chứng như mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón kéo dài. Việc người bệnh ăn uống và sinh hoạt không khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích, thuốc kháng sinh có thể khiến các cơn đau thêm trầm trọng.
Phần sụn sườn là vị trí nối phần xương sườn và xương úc, khi phần sụn này bị viêm, cơ thể sẽ cảm nhận những cơn đau nhức ở vùng sườn trái, đặc biệt là khi hít thở sâu, cảm giác tức ngực, có thể cảm nhận rõ hơn khi người bệnh thực hiện những hoạt động thể chất. Không chỉ đau nhức khi hít thở, bệnh này còn có thể dẫn đến buồn nôn, sốt, khó thở, ảnh hưởng đến việc hít thở thông thường. Vì vậy nếu người bệnh có những triệu chứng trên, ta cần đến ngay các bệnh viện để xác định tình trạng bệnh và được chữa trị kịp thời.
Một trường hợp khác có thể dẫn đến những cơn đau vùng sương xườn trái đó chính là tình trạng sương xườn bị gãy hay bầm tím, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khi hít thở. Thông thường, phần xương sườn bị tổn thương có thể tự lành lại trong khoảng từ 3 – 6 tuần nên ta có thể không cần quá lo lắng.
Bên cạnh đó, ta có thể thực hiện một số phương pháp giảm đau tại nhà như sử dụng thuốc giảm đau, chườm lạnh lên vị trí đau nhằm giảm viêm, tiêu sưng. Hít thở sâu và chậm để không ảnh hưởng quá nhiều đến vùng xương sườn.
Phần xương sườn gãy có thể chọc tới những cơ quan xung quanh, vì vậy trong thời gian này ta cần hạn chế vận động. Nếu không yên tâm về bệnh, hoặc cơ thể có những triệu chứng như ho ra máu, khó thở, đau nhức ngực,… thì ta cần đến những trung tâm ý tế để được khám chữa kịp thời.
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, nguyên nhân là do thói quen ăn uống không khoa học, thực phẩm nhiếm khuẩn, sử dụng nhiều chất kích thích hay cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài. Căn bệnh này có thể gây đau đớn vùng sườn bên trái và thượng vị, đi kèm với những phản ứng như ợ chua, chướng hơi, buồn nôn, đau đớn khi hít thở sâu,....